mv

Thực Đơn Đặc biệt

Cháo phô mai

Cháo phô mai

Phô mai là một sản phẩm được làm từ sữa. Mặc dù trên thị trường có hàng trăm loại phô mai khác nhau nhưng phổ biến nhất là phô mai làm từ sữa bò và sữa dê. Khi con yêu bước vào giai đoạn ăn dặm, cháo là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn. Bên cạnh các món cháo quen thuộc như cháo thịt heo, cháo gà, cháo cua… cháo phô mai cũng là lựa chọn của nhiều bà mẹ. Vậy món cháo này đem tới những lợi ích cụ thể nào đối với sự phát triển của trẻ?

Thành phần dinh dưỡng

Phô mai là một chế phẩm tự nhiên của sữa với giá trị dinh dưỡng cao. Phô mai giàu đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Mô tả

Tại sao bạn nên nấu cháo phô mai cho bé?

Khi con yêu bước vào giai đoạn ăn dặm, cháo là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn. Bên cạnh các món cháo quen thuộc như cháo thịt heo, cháo gà, cháo cua… cháo phô mai cũng là lựa chọn của nhiều bà mẹ. Vậy món cháo này đem tới những lợi ích cụ thể nào đối với sự phát triển của trẻ?

Giá trị dinh dưỡng của phô mai

Phô mai là một chế phẩm tự nhiên của sữa với giá trị dinh dưỡng cao. Phô mai giàu đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Chất đạm trong phô mai chứa đầy đủ các axit amin cần thiết có tỷ lệ phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Mặt khác, lượng đạm có trong thực phẩm này còn dễ tiêu hóa và giúp tăng cường hoạt động trao đổi chất, đảm bảo những chức năng chính của tế bào trong cơ thể được diễn ra bình thường.

Hàm lượng canxi trong phô mai vô cùng dồi dào, thậm chí cao gấp 6 lần trong sữa. Đồng thời, phô mai còn chứa nhiều vitamin D, hỗ trợ việc hấp thu canxi của cơ thể.

 

Phô mai là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao

Lợi ích của phô mai đối với sự phát triển của trẻ

Là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, phô mai giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu, giúp xương và răng của bé luôn chắc khỏe. Đồng thời, thực phẩm này còn hỗ trợ chuyển hóa những thực phẩm bé ăn hàng ngày thành năng lượng cho cơ thể hoạt động, và góp phần làm tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch.

Chất đạm trong phô mai không chỉ có hàm lượng cao, mà còn dễ hấp thu và dễ tiêu hóa, phù hợp với cơ thể của trẻ. So với các loại sữa thông thường, phô mai không hề chứa đường. Do vậy, nếu trẻ mắc chứng không dung nạp lactose, bạn có thể dùng phô mai để thay thế.

Phô mai có thể tạo ra kiềm, làm giảm axit trong miệng. Nhờ vậy, tình trạng sâu răng ở trẻ cũng được ngăn chặn hiệu quả. Với những lợi ích này, dùng phô mai cho trẻ ăn dặm cũng trở thành sự lựa chọn của nhiều bà mẹ hiện đại.

Trẻ mấy tháng ăn được phô mai?

Theo khuyến nghị của chuyên gia dinh dưỡng, trẻ khi bước vào giai đoạn ăn dặm (tức 5 – 6 tháng tuổi), mẹ có thể cho bé ăn phô mai. Tuy nhiên, mẹ cần cho con ăn từ từ để thăm dò phản ứng của trẻ. Nếu bé xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi ăn phô mai, mẹ cần tạm ngưng ngay lập tức và hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên môn.